ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CẦN GIỜ

1.
Vị trí địa lý của Cần Giờ: Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ của TP Hồ Chí Minh. Đây là vùng
 
đất phù sa bồi tụ nằm ở cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ.
 
 
Tọa độ : từ 10° 22’14’’ - 10° 37’39’’ vĩ độ Bắc, từ 106° 46’12’’- 107° 00’50’’ kinh độ Đông. Phía Đông tiếp giáp với
 
 
tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Phía Tây giáp với tỉnh Tiền Giang  và tỉnh Long An. Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè TPHCM. Phía Nam giáp với  biển Đông.
 
  

2.
Địa hình thổ nhưỡng: Rừng Ngập mặn Cần Giờ do đất phù sa bồi tụ, mặt đất không thật bằng phẳng, thấp dần từ
 
Bắc xuống Nam. Ở trung tâm hình thành các lòng chảo cao -0,5m - +0,5m. Ngoài dòng cát ven biển Cần Giờ, còn có núi Giồng Chùa (cao 10,1m) và một số gò đất hoặc cồn cát rải rác cao từ   1 - 2m. Ta có thể chia đất đai ở Cần Giờ thành 5 dạng : Đất ngập triều 2 lần trong ngày, một lần trong ngày, vài lần trong tháng; ngập vào cuối năm, dạng đất cao rất ít ngập. Từ các thế đất khác nhau, nên độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất  lý-hóa cũng khác nhau,  cho nên việc phân bố các loại cây trồng cũng theo những quy luật sinh thái chặt chẽ.
 
  

3.
Khí hậu: Khí hậu Rừng Ngập mặn Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chưa chi phối của qui luật gió mùa cận xích đạo với
 
2 mùa nắng và mưa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ cao và ổn định. Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất TP Hồ Chí Minh (130 mm/tháng).
 
 
Chế độ gió : Có hai hướng gió chính trong năm là Tây và Tây Nam từ tháng 5 - 10 DL và Bắc Đông Bắc từ tháng
 
 
11 - 4 AL năm sau.
 
 
Độ ẩm và lượng bốc hơi : Độ ẩm cao hơn các nơi khác trung bình từ 80 - 85% lượng bốc hơi trung bình là 1204
 
 
mm/tháng.
 
 
Chế độ nhiệt và bức xạ : nhiệt độ trung bình trong năm là 27°c lượng bốc xạ trung bình ngày trên 300 Calo/cm2
 
 
. Số giờ nắng 7 - 9 giờ/ngày.
 
  

4.
Đặc tính thủy vănHệ thống sông ngòi ở Huyện Cần Giờ chằng chịt, nguồn  nước  từ  biển đưa vào bởi hai cửa chính
 
hình phễu là vịnh Đông tranh và vịnh Gành rai, nguồn nước từ sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là sông Long Tàu và Soài Rạp; ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các sông phụ lưu.
 
 
Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện.
 
 
Chế độ thủy triều : Rừng Ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật triều, không đều 2 lần nước lớn và
 
 
hai lần nước ròng trong ngày, 2 đỉnh triều thường bằng nhau nhưng chân triều lệch rất xa.
 
 
Độ mặn : Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa lẫn với nước ngọt từ nguồn
 
 
đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều hết. Do đó càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm.
 
5.
Diện tích tự nhiên và dân sốTổng diện tích tự nhiên toàn huyện trên 71.361 ha chiếm gần 1/3 diện tích toàn Thành
 
phố, trong đó rừng và đất rừng chiếm 54%. Dân số trên toàn huyện 68.403 người với 15.922 hộ (nguồn thống kê tháng 06/2007 của huyện Cần Giờ) được chia làm 6 xã và 01 thị trấn gồm : Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và Thị trấn Cần Thạnh. Thế mạnh của Cần Giờ được xác định là rừng và biển.
 
  

6.
Thực trạng của Rừng Ngập măn Cần Giờ trước và sau chiến tranh:
 
Cần Giờ trước kia có một diện tích Rừng Ngập mặn rất lớn, đa dạng về thực vật động vật (đặc biệt là cá Sấu, chim
 
 
cò, heo rừng...) là vùng cung cấp gỗ, củi, thủy sản quan trọng cho Thành phố Sài Gòn xưa kia, nhưng vào những năm chiến tranh 1945-1975 rừng cây đã bị bom đạn và thuốc khai quang rải xuống nhiều lần, vì đây là căn cứ địa kháng chiến. Lượng thuốc khai quang đã phun rất lớn : 665.666 gallons chất độc màu cam, 3.453,385 gallons chất độc màu trắng và 49.200 gallons chất độc màu xanh (Ross 1975). Cộng với nạn phá rừng bừa bãi nên các cánh Rừng Ngập mặn Cần Giờ bị hủy diệt hoàn toàn biến nhiều vùng thành các bãi hoang, trảng trống, cây lùm bụi. Các loại động vật rừng ngập mặn, các loài chim và các loài tôm cá cũng biến mất. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nguyên thủy ở Cần Giờ đến đến sau 1975 gần như không còn nữa.
 
  

 
Máy bay rải chất độc hóa học Cảnh rừng bị tàn phá
  

7.
Chủ trương phục hồi Rừng Ngập măn Cần Giờ:
 
Ngay sau khi huyện đảo Cần Giờ được Trung ương chuyển giao từ tỉnh Đồng Nai về cho Thành phố (28/02/1978),
 
 
mặc dầu còn bao nhiêu công việc ngổn ngang của những ngày mới giải phóng, nhưng Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã chỉ đạo cho Ty Lâm nghiệp Thành phố (nay là Sở Nông nghiệp & PTNT TP.HCM) và UBND Huyện Duyên Hải (nay là Huyện Cần Giờ) huy động sức người sức của, quyết tâm phục hồi lại hệ sinh thái Rừng Ngập mặn Cần Giờ. Mục tiêu phục hồi rừng nhằm cải thiện môi trường, cảnh quan cho cần Giờ và Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loài tôm, cá đặc sản nước lợ, cung cấp 1 phần gỗ, củi, chất lợp cho dân cư trong vùng... Ý tưởng tốt đẹp đó đã được các cấp, các ngành Thành phố và nhân dân trong toàn huyện Cần Giờ, các nông lâm trường, trường Giáo dục thuộc các huyện nội thành chuyển xuống hưởng ứng tích cực việc thực hiện chương trình khôi phục lại Rừng Ngập mặn Cần Giờ.
 
 
Nhìn lại quá khứ cách đây 30 năm (1978) khi đất rừng Cần Giờ đang trống trải, cây bụi mọc lưa thưa, dân cư thưa
 
 
thớt, đói nghèo so với cánh rừng xanh tươi, mát mẻ hôm nay mới thấy được giá trị to lớn của rừng và công sức của những người trồng rừng, giữ rừng Cần Giờ. Chúng ta cám ơn nhân dân thành phố, cám ơn nhân dân huyện Cần Giờ và đặc biệt là những người tiên phòng mở lối trồng, cắm những trái đước đầu tiên xuống vùng đất ngập mặn, những hộ nông dân, những cán bộ, những nhà quản lý, khoa học đã gắn bó nhiều năm, đã vượt qua bao gian khổ hy sinh, nghiên cứu tìm tòi đưa ra các giải pháp kỹ thuật,  về tổ chức, quản lý bảo vệ trong 30 năm qua để Thành phố chúng ta hôm nay có được các cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, xứng đáng là “lá phổi xanh” của TP Hồ Chí Minh. Kỷ niệm ngày lâm nghiệp Việt Nam 28/11 năm nay, kỷ niệm 49 năm ngày Bác Hồ phát động Tết trồng cây (28/11/1959) và tuần lễ “Festival rừng ngập mặn” (từ 23/11/2008 – 30/11/2008) với nhiều chương trình hoạt động sôi nổi cũng là ngày chúng ta mở Hôi nghị Tổng kết các kết quả 30 năm phục hồi, bảo vệ và phát triển Rừng Ngập mặn Cần Giờ. (Xem Chùm ảnh động thực vật RNM Cần Giờ)
 
   
II.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA PHỤC HỒI, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN
 
GIỜ 30 NĂM QUA (1978-2008):
 
 

Về mặt tổ chức thực hiện:
 
 
 
 
Sở Lâm nghiệp đã đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố và đã được chấp thuận theo Quyết định 165/QĐ-UB ngày
 
 
7/8/1978 v/v thành lập Lâm trường Duyên Hải, năm 1993 Lâm trường Duyên Hải được đổi tên là Ban Quản Lý rừng phòng hộ môi trường TP (trực thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), đến năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ được chuyển giao về cho Huyện Cần Giờ trực tiếp quản lý (theo chỉ đạo của UBND TP. HCM) và được đổi tên là Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ. BQL là đơn vị đầu mối quản lý vốn, tổ chức thiết kế, thu mua trái giống và hợp đồng với 24 đơn vị nông lâm trường của các quận nội thành, lực lượng thanh niên xung phong thành phố và nhân dân các xã trong huyện Cần Giờ để trồng rừng theo hướng dẫn của cán bộ lâm nghiệp Sở và BQL, để bảo đảm hoàn thành kế hoạch hàng năm với kết quả cao Sở đã cử đoàn cán bộ về giúp BQL chỉ đạo hướng dẫn trồng rừng.
 
 
 
 
A - Công tác lâm sinh.
 
 
 
 
1.Trồng rừng:
 
 
 
 
Ngay từ những ngày đầu của năm 1978 ngành lâm nghiệp thành phố đã được Ủy ban nhân dân Thành phố giao cho
 
 
nhiệm vụ lập luận chứng, cùng với các ban ngành có liên quan của Thành phố và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tổ chức thực hiện chương trình trồng lại rừng. Nhận được nhiệm vụ với khí thế ra quân quyết tâm khôi phục lại rừng Sở Nông nghiệp & PTNT (lúc đó là Ty Lâm nghiệp) đã cùng với ban ngành có liên quan cử đoàn cán bộ kỹ thuật về Cần Giờ để nghiên cứu thiết lập luận  chứng kinh  tế  kỹ thuật, không quản ngại khó khăn thiếu thốn với  tinh  thần  lao  động  miệt  mài nghĩa tình chỉ trong một thời gian ngắn một bản luận chứng qua phân tích nước, đất, điều kiện khí hậu, thủy văn mùa vụ trồng và đối chiếu liên hệ với quá trình lịch sử của rừng đã được đệ trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt với các chỉ tiêu rất rõ ràng và cụ thể.
 
 
 
 
 
Chọn giống trồng rừng
Trồng lại rừng 
 
 
 
a) Trồng cây gì để đem lại hiệu quả cao nhất. Đó là theo nguyên tắc “Đất nào cây nấy”. Trên nguyên tắc đó các loại cây được xác định trồng để phủ xanh Cần Giờ là : cây Đước, Gõ biển, Đưng, Tra, Mắm, Dà... Trong đó cây Đước (Rhizophora Apiculata) là cây được chọn trồng với diện tích lớn nhất vì nó phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu thủy văn... vừa có nguồn giống rất lớn tại tỉnh Minh Hải (nay là Tỉnh Cà Mau), là nơi có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ  hai thế giới lúc bấy giờ.
 
 
 
 
b) Các chỉ tiêu khác như diện tích trồng, thời vụ trồng, mật độ trồng, kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc bảo vệ và tiền vốn nhân công cũng đã được xác định vị trí ngay từ ban đầu trong bản luận chứng kỹ thuật đã được phê duyệt. Vấn đề lớn được đặt là làm thế nào tổ chức mỗi năm trồng mới 3000 - 4000 ha ? Cách thức huy động lực lượng, quản lý lực lượng lao động, trong điều kiện sình lầy giữa các ốc đảo bị ngăn cách bởi sông ngòi chằng chịt lại thêm muỗi mòng, thiếu thốn đủ điều? Gian nan vất vả của những chiến sĩ trồng rừng ở Cần Giờ lúc bấy giờ cũng chẳng thua gì ngoài mặt trận. Vấn đề tổ chức thu mua trái giống tận mảnh đất cuối cùng của tổ quốc là đất mũi Cà Mau. Tổ chức bảo quản và vận chuyển chuyên chở mỗi năm trên 1000 - 1500 tấn trái giống... Tất cả những vấn đề đó đã được đặt ra và được lãnh đạo Thành phố, huyện Cần Giờ, lãnh đạo các ngành và các cán bộ có tâm huyết đã có phương án giải quyết cụ thể và ngày một hoàn thiện dần trong 30 năm qua.
 
 
 
 
Các khâu trồng rừng:
 
 
 
- 
Công tác khảo sát thiết kế, trên cơ sở qui trình qui phạm kỹ thuật trồng  rừng Đước của Bộ Lâm nghiệp ( nay
 
là Bộ Nông nghiệp&PTNT), Sở Lâm nghiệp bổ sung cho phù hợp với tình hình địa phương thì tổ chức thiết kế dự toán trồng: các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được Sở Lâm nghiệp phê duyệt.
 
- 
Phát hoang và dọn mặt bằng chuẩn bị từ tháng 4 - 5 hàng năm.
- 
Tổ chức thu mua trái giống tại các Lâm trường: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đất Mũi, Tam Giang của tỉnh Minh Hải thu
 
hái trái giống từ tháng 7 - 11.
 
- 
Vận chuyển, chọn giống và tổ chức trồng: trái Đước trên đường vận chuyển về phải chăm sóc bảo vệ, tưới
 
nước thường xuyên, trước khi trồng phải chọn trái to, dài > 20cm, không sâu phôi, mầm không bị gãy (loại trái tốt thường đạt trọng lượng 45 - 50 trái/kg). Tổ chức trồng thành hàng, mật độ trồng 1m x 1m (10.000 cây/ha) mùa vụ trồng tháng 8-9-10-11.
Như vậy nếu trung bình 1 ha cần 350 kg trái giống (kể cả hao hụt) thì để trồng được 23.097,66 ha Đước ta phải thu mua với số lượng 8.084.181kg trái giống tại Minh Hải.
 
- 
Nghiệm thu chăm sóc: sau 1 tháng khi cây con ra được 4 - 6 lá tổ chức nghiệm thu giữa đơn vị (A) Lâm trường
 
với các tổ thi công (B) là các nông trường, hộ dân, có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật Sở Lâm nghiệp (nay là Sở Nông nghiệp - PTNT). Tổ chức kiểm tra tổng nghiệm thu của các ban ngành TP, sau đó tổ chức chăm sóc bảo vệ trồng dặm...
 
 
 
 
 
Cán bộ hăm sóc rừng
Cảnh rừng sau phục hồi 
 
 
 
30 năm qua với quyết tâm của CBCN và nhân dân thành phố nói chung, nhân dân huyện Cần Giờ nói riêng, chúng
 
 
ta đã trồng được 21.101,60 ha  Đước, 715 ha Bạch đàn, 280,50 ha Dừa lá, 18,50 ha Mắm, 68,40 ha Đưng, 99,09 ha Gõ biển, 638,18 ha Dà, 03 ha Trang, 01 ha Vẹt, 95,14 ha Tra, 19,25 ha Xu ổi,  08 ha Cóc trắng và 50 ha hỗn giao (kèm theo biểu số 1). Trừ diện tích chết do phải trồng đi trồng lại hai ba lần (có lẽ ảnh hưởng chất độc hóa học, đất cao) hiện nay rừng phát triển xanh tốt với tổng diện tích  30.491,52 ha trong đó 19.448,41 ha rừng trồng và 11.043,11 ha rừng tái sinh tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ (theo QĐ 1569 của UBND TP và dự án mua rừng tự túc tại An Phước-An Hòa – Xã Tam Thôn Hiệp).
Như vậy sau 30 năm khôi phục lại rừng ngập mặn Cần Giờ với bao công sức, tiền của của nhân dân Thành phố đặc biệt là công sức của những cán bộ, nhân dân, các nhà khoa học các cán bộ quản lý trực tiếp đã phục hồi được trên 30.491 ha rừng, biến khu đất hoang hóa trơ trọi năm xưa thành cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, tạo nên cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật trên cạn, trên bầu trời (chim) và động vật đáy nền sinh sôi phát triển. Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học (GS-TS Hoàng Đức Đạt, Tiến sĩ Viên Ngọc Nam…-1997) thì hiện nay ở Cần Giờ có:
 
 
 
- 
157 loài thực vật thuộc 76 họ, các họ chiếm ưu thế là Rhizophoraceae, Avicenniaceae, Sonnerratiaceae,
 
Meliaceae và Palmae (Nam, Thụy-1997).
 
- 
63 loài phiêu sinh thực vật.
- 
130 loài Tảo thuộc 3 ngành: Tảo khuê, Tảo giáp và Tảo lam.
- 
100 loài động vật đáy không xương sống như tôm, cua, sò ốc...
- 
Trên 120 loài cá, trong đó có giá trị kinh tế như cá Ngát, cá Dứa, cá Chẽm...
- 
09 loài lưỡng thể như cóc, ếch, nhái...
- 
31 loài bò sát như cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà nước...
- 
19 loài hữu nhũ như khỉ, heo rừng, rái cá, mèo rừng...
- 
145 loài chim.


ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CẦN GIỜ - CALL: 0918.13.17.95

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét